Thổ Nhĩ Kỳ hôm 1/3 thông báo triển khai chiến dịch quân sự Lá chắn Mùa xuân nhằm vào quân đội chính phủ Syria tại Idlib, nhằm đáp trả vụ máy bay Syria không kích khiến 34 binh sĩ nước này thiệt mạng hôm 28/2. Máy bay không người lái (UAV) Thổ Nhĩ Kỳ sau đó không kích các vị trí của quân đội Syria tại tỉnh Idlib, khiến 19 quân nhân thiệt mạng.
Đây là diễn biến mới nhất trong bối cảnh căng thẳng giữa Ankara và Damascus gia tăng do chiến dịch quân sự của Syria tại Idlib nhằm giành lại tỉnh này khỏi tay các nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được ví như lời tuyên chiến với Syria, quốc gia đang được Nga hỗ trợ trong cuộc chiến giành lại Idlib, vùng lãnh thổ cuối cùng đang bị các nhóm phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát.
Cột khói bốc lên sau một cuộc không kích của không quân Syria ở Idlib hôm 27/2. Ảnh: AFP . |
Tuy nhiên, hành động quân sự leo thang của Thổ Nhĩ Kỳ dường như khiến Nga tức giận, khi lực lượng quân sự Nga tại Syria cảnh báo rằng họ sẽ không bảo đảm an toàn cho chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở Idlib. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc Nga sẽ không can thiệp nếu phòng không Syria phóng tên lửa vào tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ trên không phận phía tây bắc nước này.
"Đây không phải cuộc chiến chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, mà là hành động của Nga nhằm đặt ra những giới hạn và nhấn mạnh lằn ranh đỏ mà một số người đang muốn thách thức ", đại tá về hưu Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí Nga "Kho vũ khí của Tổ quốc", nhận định.
Theo bình luận viên Tony Cartalucci của Global Research, những chiến thắng gần đây của quân đội Syria đang dần thu hẹp ảnh hưởng của Ankara ở quốc gia này và có nguy cơ xóa sổ lực lượng vũ trang mà Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ nhiều công sức hỗ trợ tại Idlib.
Việc sử dụng các lực lượng ủy nhiệm để kiểm soát Idlib đã không còn khả thi dưới sức tấn công của quân đội Syria và các đòn không kích của không quân Nga. Điều đó thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ đưa lực lượng quân đội chính quy vào Syria, đụng độ trực diện với quân đội nước này và làm gia tăng nguy cơ nổ ra xung đột quân sự với Nga.
Mikhail Khodarenok, đại tá quân đội Nga về hưu và là chuyên gia phân tích của kênh truyền hình RT, cho rằng nếu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công quy mô lớn trên lãnh thổ Syria, mọi thứ có thể vượt tầm kiểm soát. "Nguy cơ nổ ra xung đột quân sự cấp khu vực là rất cao", ông nói.
Ông tin rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn đủ lực lượng, hỏa lực đè bẹp quân đội Syria chỉ trong vài ngày tham chiến. "Thế nên, cục diện tình hình hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của các cường quốc như Nga, Mỹ và NATO", Khodarenok cho hay.
"Nếu quyết định ngoảnh mặt làm ngơ, Nga sẽ đánh mất lợi ích quân sự, chính trị đang có ở Syria. Vai trò địa chính trị của Nga ở Trung Đông sẽ tiêu tan, hơn 5 năm tham chiến ở Syria sẽ đổ sông đổ bể. Đó sẽ là cái giá mà Nga phải trả nếu không can thiệp ở Idlib", đại tá này nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Murakhovsky cho rằng hành động can thiệp của Nga không phải là triển khai quân đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ, mà là nỗ lực bằng nhiều kênh khác nhau ngăn xung đột trực diện giữa hai bên, bảo đảm hoạt động tự do của không quân Nga nhằm chống lại các nhóm khủng bố ở Idlib, thiết lập vùng cấm bay với không quân Thổ Nhĩ Kỳ trên bầu trời Syria.
Moskva cũng sẽ nỗ lực để Ankara hiểu rõ cái giá mà họ phải trả nếu có hành động phiêu lưu quân sự ở Syria. "Nếu Thổ Nhĩ Kỳ đặt cược vào vũ lực, đó sẽ là ý tưởng rất tồi, bởi họ sẽ rất khó khăn để giành chiến thắng", Vladimir Dzhabarov, phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga, nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã điện đàm nhằm tìm cách hạ nhiệt căng thẳng. Giới chuyên gia cho rằng Moskva và Ankara đều đang tìm cách tránh làm xung đột vượt quá tầm kiểm soát, dẫn tới phá hoại toan tính của cả hai bên.
"Hai lãnh đạo đã chia sẻ quan điểm về Syria, bày tỏ lo ngại sâu sắc về leo thang căng thẳng tại tỉnh Idlib. Hai bên nhấn mạnh yêu cầu áp dụng các biện pháp bình thường hóa, cũng như cải thiện những kênh điều phối hoạt động giữa Bộ Quốc phòng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc chiến chống các nhóm khủng bố quốc tế được coi là ưu tiên hàng đầu", Điện Kremlin ra thông cáo cho hay.
"Nga cũng muốn đẩy mạnh phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ trong các chiến dịch trên lãnh thổ Syria, tổ chức tuần tra chung trên các tuyến đường đã thống nhất và chặn đứng nỗ lực chuyển giao tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) cho các nhóm vũ trang phi quốc gia", Murakhovsky nói thêm.
Truyền hình Nga trước đó cáo buộc phiến quân cùng các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần dùng MANPAD để tìm cách bắn hạ máy bay Nga và Syria. Chưa có phi cơ nào của Moskva và Damascus bị bắn hạ bởi MANPAD, nhưng vũ khí này đã đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng với hoạt động không kích của Nga và Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog Syria tại Idlib.
Vị trí tỉnh Idlib của Syria (màu vàng). Đồ họa: NPR . |
Nhiều chuyên gia cho rằng nguy cơ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra xung đột quân sự trực diện là không cao, do hai bên vẫn cần nhau để bảo đảm lợi ích trong khu vực.
"'Bằng mặt mà không bằng lòng' là cụm từ chuẩn xác nhất để mô tả quan hệ Nga - Thổ hiện nay. Họ có tính toán khác nhau, thậm chí đối nghịch, nhưng vẫn phải giữ hòa khí nhằm bảo vệ lợi ích và đồng minh", Murakhovsky nói. "Điều đó bao gồm các thỏa thuận thương mại, cung cấp năng lượng, dự án xây nhà máy hạt nhân Akkuyu và hợp đồng bán tên lửa phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, cùng hàng loạt thỏa thuận chính trị và kinh tế khác trong tương lai".
Vũ Anh (Theo Fox News )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét