Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

Chuyên gia Mỹ đề xuất tư nhân hóa xung đột trên biển với TQ, báo Hồng Kông cảnh báo "dấu hiệu nguy hiểm"

Chuyên gia Mỹ: Mỹ nên lợi dụng "lỗ hổng phi đối xứng"

Nguyệt san nghiên cứu số tháng 4 của Viện Hải quân Mỹ (USNI) đã đăng tải một bài phân tích gây chú ý của chuyên gia Brandon Schwartz và Mark Cancian, đại tá thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu - cố vấn cao cấp tại CSIS.

Nội dung của bài viết đề cập đến khả năng dùng tàu tư nhân như một công cụ chi phí thấp để "tăng cường năng lực răn đe trong thời bình và giành lợi thế trong thời chiến", nhất là khi các nhà chiến lược Hải quân Mỹ đang phải vật lộn để tìm ra các phương thức đối phó với sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên biển.

Theo phương thức này, hai chuyên gia cho rằng Mỹ có thể sử dụng tàu tư nhân để truy bắt, tấn công tàu thương mại Trung Quốc trong trường hợp hai nước xảy ra xung đột, từ đó làm suy yếu nền kinh tế toàn diện của Trung Quốc.

Trung Quốc đã hung hăng mở rộng tầm ảnh hưởng kinh tế và ngoại giao toàn cầu của mình thông qua Sáng kiến Vành Đai và Con đường, nhưng sự mở rộng này lại tạo ra một lỗ hổng, và lỗ hổng này đang ngày một sâu hơn.

Chuyên gia Mỹ đề xuất tư nhân hóa xung đột trên biển với TQ, báo Hồng Kông cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm - Ảnh 1.

Hai chuyên gia Schwartz và Cancian cho rằng việc tấn công vào hoạt động thương mại trên biển của Trung Quốc sẽ làm suy yếu nền kinh tế của nước này. Ảnh: AP

Lực lượng tàu buôn của Trung Quốc có quy mô lớn, do chi phí đóng và vận hành những chiếc tàu này khá thấp và nền kinh tế dựa trên xuất khẩu của Trung Quốc đã tạo ra một nhu cầu khổng lồ về tàu buôn.

Năm 2018, Trung Quốc có 2.112 tàu trong hạm đội tàu buôn toàn cầu của nước này và thêm 2.185 chiếc nữa tại Hồng Kông. Ngoài ra, Trung Quốc còn có một hạm đội tàu cá quy mô lớn có tầm hoạt động xa, Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ước tính lên tới 2.500 tàu.

Trong khi đó, hạm đội tàu buôn của Mỹ chỉ có 246 chiếc. Với chi phí sản xuất và vận hành đắt đỏ, chúng hiện được duy trì chủ yếu nhờ Đạo luật Jones, trong đó quy định các tàu vận chuyển hàng hóa giữa các cảng của Mỹ bắt buộc phải là tàu treo cờ Mỹ.

Theo hai chuyên gia, chính lỗ hổng phi đối xứng này đã mang lại cho Mỹ một lợi thế chiến lược lớn.

Mối đe dọa mà phương thức sử dụng tàu tư nhân được đề cập ở trên có thể tạo ra cho nền kinh tế Trung Quốc có thể mang lại cho Mỹ lợi thế đáng kể trong thời chiến và mở rộng khả năng răn đe trong thời bình, từ đó khiến chiến tranh khó bùng nổ hơn.

"Một sự khiêu khích thẳng thừng"

Ngày 10/4, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) có trụ sở tại Hồng Kông đã trích dẫn lại ý tưởng được đề cập trong bài viết của chuyên gia Schwartz và Cancian nhưng không nói rõ việc các tác giả đề xuất dùng tàu tư nhân Mỹ truy bắt, tấn công tàu thương mại Trung Quốc "trong trường hợp hai nước xảy ra xung đột", hay nói cách khác là trong thời chiến.

Do đó, khi bình luận trên tờ SCMP về chủ đề này, ông Collin Koh, nhà nghiên cứu đến từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore cho rằng phương thức này có thể bị xem như "một sự khiêu khích thẳng thừng" nhằm vào Trung Quốc, và có thể kích động Bắc Kinh trả đũa.

"Bên cạnh đó, theo Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, phương thức này thậm chí có thể được hiểu là sử dụng vũ lực, và sẽ khiến quốc tế lên án" - ông Koh nêu quan điểm.

Hình thức chính phủ cấp giấy phép chặn bắt cho tàu tư nhân để dùng các tàu này đi truy bắt tàu buôn địch bắt nguồn từ một giai đoạn trong khoảng giữa thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, được gọi là Thời đại thuyền buồm, nhưng sau đó với sự ra đời của nhiều hiệp ước khác nhau trong thế kỷ 19 và 20, hình thức này đã bị cấm.

Nhà bình luận quân sự tại Hồng Kông Song Zhongping cho rằng những đề xuất như vậy sẽ là dấu hiệu nguy hiểm, có thể đẩy hai cường quốc hạt nhân rơi vào thế đối đầu hoặc thậm chí xung đột.

Giáo sư Julia Xue tại Đại học Jiao Tong, Thượng Hải nhận định rằng lập luận của hai nhà nghiên cứu Schwartz và Cancian không hợp lệ về mặt luật pháp quốc tế.

Chuyên gia Mỹ đề xuất tư nhân hóa xung đột trên biển với TQ, báo Hồng Kông cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm - Ảnh 3.

Hình thức chính phủ cấp giấy phép chặn bắt cho tàu tư nhân để dùng các tàu này đi truy bắt tàu buôn địch bắt nguồn từ một giai đoạn trong khoảng giữa thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Ảnh: EPA-EFE.

Nhà nghiên cứu Collin Koh cho biết thêm rằng, bộ máy chính sách hiện tại khó có thể xem xét nghiêm túc đề xuất như trên nhưng những bài báo như của hai tác giả Schwartz và Cancian đã đại diện cho quan điểm của những nhà cố vấn ủng hộ lập trường theo đuổi chính sách cứng rắn hơn nữa đối với Trung Quốc.

Theo SCMP, nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ron Paul từng đề cập tới vấn đề sử dụng giấy phép chặn bắt như một biện pháp chống lại trùm khủng bố Osama bin Laden và cướp biển Somali vào năm 2007 và 2009 nhưng đều không thành công.

Tuy nhiên, trong bài viết của mình, hai chuyên gia Schwartz và Cancian cho rằng khi tình hình chiến lược đã thay đổi thì lối tư duy cũng cần được làm mới. Đôi lúc, những thứ cũ kỹ có thể lại trở thành một phương thức mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét